Admin là gì? Công việc và những điều cần biết về Admin - Backyardjungle

Admin là gì? Công việc và những điều cần biết về Admin

Đối với những người thường xuyên truy cập Internet thì chắc hẳn không thấy xa lạ khi nhắc đến từ Admin. Đa số mọi người đều hiểu sơ qua về nó tuy nhiên những thông tin cần nắm bắt rằng Admin là gì cùng công việc và những điều cần biết về Admin sẽ được tiết lộ trong bài viết dưới đây nhé!

I. Admin là gì?

Admin là viết tắt của từ tiếng Anh “Administrator”, dịch ra tiếng Việt thì nó có nghĩa là quản trị viên hay người quản lý. Trong hệ thống làm việc thì Admin được xem là người có quyền quản lý cao nhất. Tuy nhiên cũng theo từng ngành nghề mà vai trò cũng như quyền hạn của Admin có thể không giống nhau.

Ví dụ thực tế như trong lĩnh vực kinh doanh có một vị trí là Sales Admin thì họ chỉ là nhân viên kinh doanh hay trợ lý kinh doanh.

Admin là viết tắt của từ “Administrator” có nghĩa là quản trị viên hay người quản lý
Admin là viết tắt của từ “Administrator” có nghĩa là quản trị viên hay người quản lý

II. Công việc của Admin

Đối với Admin làm website công việc của họ là phân phối, điều hành tất cả các chương trình của website. Còn Admin sale thì công việc của họ làm quản lý việc bán các sản phẩm và giám sát các công đoạn bán sản phẩm từ lúc đưa ý tưởng đến lúc sản xuất đưa ra thị trường.

Nhiệm vụ của admin là quản lý tất cả các bộ phận hoạt động của một tổ chức, đơn vị,…điều khiển tất cả các hoạt động của một việc làm, một phòng ban hay một công quan nào đó. Họ có nhiệm vụ vừa điều hành vừa phát triển tổ chức. Cùng với đó, admin phải giữ cho đơn vị mà mình điều hành hoạt động một cách an toàn, hiệu quả nhất có thể. Trong thời hiện đại này, admin giữ chức vụ cao trong một cơ quan như: trưởng phòng hoặc trợ lý giám đốc. Nhìn chung thì những người admin có trong tay một quyền hạn rất có tiếng nói đối với các nhân viên tại các cơ quan.

Tùy cùng là một admin, nhưng công việc của admin website hay admin sale lại khác nhau hoàn toàn. Ví dụ như admin làm website là phân phối, điều hành tất cả các chương trình của website đó. Còn admin sale thì làm quản lý việc bán các sản phẩm và giám sát các công đoạn bán sản phẩm từ lúc đưa ý tưởng đến lúc sản xuất đưa ra thị trường.

III. Những vị trí Admin thường gặp ngày nay

1. Admin Facebook

Admin Facebook là người tạo ra các fanpage, groups và người này có tất cả quyền hạn đối với một cái group, fanpage mà họ tạo ra. Thường các fanpage, group được tạo ra nhằm hướng nhiều đối tượng khác nhau, nhằm thu hút lượng tiếp cận, tương tác và cũng để giải trí hay mua bán kinh doanh tùy theo mục đích của admin tạo ra.

Admin Facebook là người tạo ra các fanpage, groups
Admin Facebook là người tạo ra các fanpage, groups

2. Admin Web

Đối với admin một website thì người đó nắm giữ quyền hạn cao nhất đối với website đó. Admin web có thể là 1 người hay có thể nhiều người tùy theo mục đích của người tạo ra và phân quyền sử dụng cho các người khác.

Admin ở đây hay thường được gọi là quản trị viên website cho phép điều phối và kiểm soát tất cả quy trình hoạt động của một website hay sử dụng những thông tin số liệu phân tích của website tại thời điểm nào đó để có thể lựa chọn chiến lược phù hợp, hay định hướng nội dung cho website phát triển.

Hiện nay nhiều trang website đều có đội ngũ admin quản lý để kiểm soát tình trạng hoạt động của website, cũng như ứng biến những vấn đề thay đổi website, đưa ra các giải pháp và phát triển website tốt hơn.

3. Admin diễn đàn, blog, trang cộng đồng

Ở các diễn đàn, forum hay các blog cộng đồng là nơi bạn có thể thấy admin nhiều nhất. Họ là người quản lý một cái diễn đàn, blog và có quyền hạn cao nhất trên đó, họ sẽ kiểm duyệt nội dung mà các thành viên đăng tải trên trang của họ.

Các admin có thể phân quyền bậc thứ cấp cho các thành viên trong đội ngũ quản trị của họ như admin, mod, smod,…Thường các admin sẽ có quyền tối cao nhất trong một diễn đàn, blog nên họ sẽ chọn lọc nội dung của người đăng, có quyền đánh dấu spam và xóa bỏ bài đăng, cũng có quyền khóa tài khoản người đăng vĩnh viễn.

IV. Vai trò và quyền hạn của Admin

Admin Website

Admin Facebook Admin diễn đàn, blog, trang cộng đồng
Vai trò Quản trị, kiểm soát quá trình hoạt động và tối ưu hóa website để có thể phát triển website tốt hơn và mang lại lợi ích tốt nhất cho chủ sở hữu. Tạo ra các fanpage, group trên các trang mạng xã hội nơi nhiều người thường xuyên tiếp cận. Tạo ra các diễn đàn, blog, trang cộng đồng. Từ đó định hướng nội dung cho người dùng bằng cách phân các chuyên mục khác nhau tùy theo sở thích, mục đích.
Quyền hạn – Tạo, sửa, xóa các nội dung hiển thị trên website.

– Phân quyền sử dụng cho người dùng thấp hơn trong đội ngũ quản trị.

– Quản lý nội dung đăng tải và phát triển hệ thống.

– Quản lý thành viên trong fanpage, group.

– Quản lý nội dung và chọn lọc xóa các spam, nội dung xấu không phù hợp với chính sách mà diễn đàn đó đặt ra.

– Quản lý thành viên trong diễn đàn, blog, trang cộng đồng.

Như vậy, có thể thấy rằng Admin là một trong những vị trí quan trọng nắm vai trò duy trì hoạt động của một nhóm hay mộ hệ thống web cụ thể. Hi vọng với những hiểu biết mà chúng tôi đã cung cấp ở trên sẽ mang lại nhiều điều hữu ích cho bạn. Nếu bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào hãy để lại bình luận và chúng tôi sẽ giải đáp trong bài viết số tới.