Thuốc xuyên tâm liên là gì

Thuốc xuyên tâm liên là gì? Có tác dụng như thế nào?

Trong Đông Y xuyên tâm liên là một loại thảo dược tính hàn có vị đắng và có tác dụng trong điều trị các bệnh viêm đường tiết niệu, cảm cúm, viêm nhiễm phụ khoa,… Tự nhiên loại thảo dược này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy và thậm chí là sốc phản vệ nếu như dùng sai cách. Vậy thuốc xuyên tâm liên là gì? Công dụng, tác dụng của xuyên tâm liên như thế nào? Hãy cùng backyardjungle.org tìm hiểu về dược liệu này qua bài viết sau đây.

I. Tìm hiểu chung về xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên là vị thuốc thảo dược trong Đông y

Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka, sau đó được trồng ở các nước Đông Nam Á, Nam Á, Châu Phi, Úc, Trung Mỹ và Caribe.

Ở Việt Nam nhờ có khí hậu và thổ nhưỡng tốt rất phù hợp với loại cây này nhưng số lượng trồng hiện nay không còn nhiều như trước.

Xuyên tâm liên có đặc điểm là cây nhỏ, chỉ cao tầm 1m và sống được từ 1 – 2 năm. Thân cây vuông, có nhiều nhánh mọc theo 4 hướng. Lá của cây này hình trứng, cuống ngắn và  mọc đối xứng. Hoa của xuyên tâm liên nhỏ, có màu trắng đốm hồng, tập trung thành chùm tại ngọn cây hoặc kẽ lá. Quả dài bên trong có chứa một hạt hình trụ dài.

Lá của cây xuyên tâm liên được thu khi vừa ra nụ, toàn cây được thu hái khi bắt đầu nở hoa. Trong trường hợp muốn lấy hạt làm giống thì phải thu hoạch lúc cây bắt đầu vàng úa, khi thu hoạch chậm quả khổ hạt sẽ bị rơi ra ngoài.

Bộ phần của cây xuyên tâm liên dùng để làm thuốc là toàn bộ phần phía trên mặt đất. Sau khi thu hoạch có thể đem đi rửa sạch, thái thành những đoạn nhỏ. Có thể sử dụng tươi, sấy nhẹ hoặc phơi trong bóng râm đến khi khổ hẳn.

II. Công dụng, tác dụng của xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên có nhiều công dụng khác nhau

Trong Y học cổ truyền, xuyên tâm liên là dược liệu có tính hàn và vị đắng. Tác dụng chính của loại thảo dược này gồm thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, giảm đau, giảm phù nề, chữa các bệnh như viêm tiết niệu, viêm đường ruột, viêm nhiễm phụ khoa,…

Trong Đông y và kinh nghiệm dân gian thì xuyên tâm liên có rất nhiều công dụng khác nhau nhưng tác dụng nổi bật nhất là khả năng kháng vi khuẩn, virus. Ngoài ra, loại thảo dược này có giúp kích thích hệ thống miễn dịch để chống lại các tác nhân gây viêm, oxy hóa, ung thư và hỗ trợ các triệu chứng của viêm khớp.

Các nghiên cứu còn cho thấy rằng xuyên tâm liên còn có khả năng rút ngắn thời gian nhiễm trùng dù sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thuốc khác.

Nhờ vào những tác dụng trên mà xuyên tâm liên được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh tăng huyết áp sốt, tiêu chảy cấp, viêm, bệnh gan, thủy đậu, ung thư, sốt rét,… Hơn nữa loại dược liệu này còn được chiết xuất và có mặt trong nhiều loại thuốc có trên thị trường hiện nay.

Ngoài ra trong Y học của Trung Quốc xuyên tâm liên dùng để trị rắn cắn. Y học Ấn Độ thì dùng tẩy giun, lợi tiểu, trĩ, lâu, bạch biến, vô kinh và đắp chữa sưng chân.

Mới đây, đã có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về tác dụng của thuốc xuyên tâm liên trong việc điều trị Covid-19. Theo kết quả thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Y học Cổ truyền Thái Lan thì những bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở triệu chứng nhẹ như ho, đau đầu, sổ mũi sẽ cải thiện tình trạng sau 3 ngày sử dụng dược liệu. Với liều lượng 180mg chia đều thành 2 lần uống trong ngày. Chính nhờ vào nghiên cứu này đã tạo thêm niềm tin cho những người mắc Covid-19.

III. Tác dụng phụ của thuốc xuyên tâm liên

Thuốc xuyên tâm liên cũng gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu

Bên cạnh tác dụng thì những tác dụng phụ có thể gây ra khi sử dụng thuốc xuyên tâm liên là gì?

  • Đau đầu, xuất hiện dấu hiệu sưng hạch bạch huyết; Buồn nôn, tiêu chảy khi sử dụng dài ngày; Thay đổi vị giác và cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt.
  • Dị ứng và sốc phản vệ có thể xảy ra khi người dùng sử dụng loại cây này, tuy nhiên chúng hiếm khi xuất hiện. Đối với những người bệnh dùng liều quá cao có thể xuất hiện các hạch hoặc những chấn thương thận cấp tính như đau hạ sườn, buồn nôn, giảm lượng nước tiểu.

Tuy nhiên những tác dụng phụ mà thuốc xuyên tâm liên gây ra ở mỗi người là khác nhau. Một số người bệnh đang sử dụng thuốc làm giảm huyết áp, kháng tiểu cầu hay chống đông máu, nếu dùng xuyên tâm liên có thể làm tăng  tác dụng của các loại thuốc.

IV. Liều dùng của thuốc xuyên tâm liên

Liều dùng để bạn có thể chữa các bệnh như sốt, cảm cúm, đau họng thường là 60mg. Còn tùy thuộc vào cân nặng của cơ thể mà bạn có thể dùng 10mg/kg trong một liệu và có thể dùng nhiều lần trong một ngày nếu như các triệu chứng nghiêm trọng.

Đối với trẻ nhỏ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, liều dùng thuốc xuyên tâm liên thường là 30mg/ngày và kéo dài trong 10 ngày.

Liều dùng thuốc xuyên tâm liên có thể khác nhau đối với từng người bệnh.

V. Xuyên tâm liên tương tác với những thứ gì?

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Nếu bạn đang sử dụng thuốc làm giảm huyết áp, chống đông máu và các loại thuốc kháng tiểu cầu thì xuyên tâm liên có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc này.

Thuốc xuyên tâm liên có tác dụng chống oxy hóa và có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc ức chế miễn dịch, thuốc hóa trị liệu.

Ngoài ra, dược liệu này còn có thể làm cho bạn tăng nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ của một số thuốc, như thuốc chuyển hóa bởi UDP – Glucoronosyltranferase và Aminophylline nếu như sử dụng đồng thời và nó cũng có thể làm tăng men gan của bạn.

VI. Các trường hợp chống chỉ định khi dùng xuyên tâm liên

  • Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu, ức chế hệ miễn dịch, hạ huyết áp và hạ tiểu cầu được các bác sĩ cảnh báo chú y khi sử dụng xuyên tâm liên.
  • Không nên sử dụng thuốc đối với người mắc các bệnh như cao huyết áp, máu khó đông, bệnh về sinh sản và dạ dày, lách yếu lạnh hay đầy hơi và đau bụng râm ran.
  • Xuyên tâm liên là một loại thảo dược được sử dụng nhiều và rộng rãi trên thế giới. tuy nhiên vị thuốc này vẫn cần được nghiên cứu kỹ hơn về mức độ an toàn và cần cân nhắc trước khi dùng để tránh những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt bạn không nên tự ý sử dụng nếu không có chỉ định của thầy thuốc hoặc bác sĩ.

Hy vọng với bài biết về thuốc xuyên tâm liên là gì đã giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích về loại cây này. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn khác nhé.