luat-bong-da-san-7-nguoi-moi-nhat-tu-lien-doan-bong-da-the-gioi

Luật bóng đá sân 7 người mới nhất từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam

Mỗi môn thể thao đều có luật lệ riêng của nó. Và bóng đá cũng thế. Dù bạn không thể chơi bóng chuyên nghiệp ở các sân quốc tế thì trên sân cỏ nhân tạo 7 người cũng cần nắm luật lệ của nó. Bởi vì luật sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc trải nghiệm môn thể thao này. Ngay bài viết dưới đây, kênh truc tiep bong da CakhiaTV sẽ cùng các bạn tìm hiểu luật bóng đá sân 7 mới nhất từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Hãy cùng theo dõi nhé.

Điều 1: Diện tích theo tiêu chuẩn của sân bóng đá 7 người

dien-tich-theo-tieu-chuan-cua-san-bong-da-7-nguoi
Diện tích theo tiêu chuẩn của sân bóng đá 7 người

Chiều dài sân (hay còn là Đường dọc biên) sẽ có khoảng cách từ 50m – 75m.

Chiều rộng của sân (hay còn là Đường biên ngang): sẽ có khoảng cách từ 40m – 55m.

Khu vực mà thủ môn được phép bắt bóng: Rộng là 8m, Dài là 6m.

Điểm sút phạt đền (penalty) sẽ cách khung thành 3,5m.

Kích thước khung thành sẽ Rộng là 3,6m và Cao là 2,1m

Điều 2: Thời gian thi đấu

Tùy vào độ tuổi của những người chơi mà ban tổ chức sẽ quyết định thời gian thi đấu khác nhau và mỗi trận sẽ có 2 hiệp. Thời gian mỗi hiệp sẽ từ 20-25 phút đối với người chơi có độ tuổi thiếu niên, còn đối với dân đá phủi thì thời gian thi đấu sẽ là 25-30 phút.

Ngoài ra, sẽ có thời gian giải lao giữa giờ 10 phút để các cầu thủ được nghỉ ngơi.

Trong luật bóng đá sân 7 người, ở mỗi trận đấu cũng có thời gian bù giờ, tuỳ vào thời gian bóng chết và thay thế cầu thủ,… Thời gian này sẽ do trọng tài chính điều hành trận đấu quyết định.

Điều 3: Luật thay người và số lượng cầu thủ trên sân 7

Trong mỗi trận đấu sẽ có 2 đội, mỗi đội có tối đa 7 cầu thủ bao gồm cả 1 thủ môn. Ngoài ra, mỗi đội bóng còn được đăng ký thêm 7 cầu thủ dự bị để thay người khi cần thiết.

Mỗi đội sẽ được quyền thay nhiều nhất 7 cầu thủ kể từ khi trận đấu bắt đầu cho đến kết thúc.

Khi muốn thay người cầu phải thông báo với trọng tài chính và có được sự đồng ý mới là hợp lệ.

Điều 4: Trang phục thi đấu của các cầu thủ

trang-phuc-thi-dau-cua-cac-cau-thu
Trang phục thi đấu của các cầu thủ

Trang phục của các cầu thủ khi thi đấu bắt buộc phải có: Quần, áo, giày, bít tất

Trong luật bóng đá sân 7 người, nghiêm cấm các cầu thủ không được mang những vật dụng, trang sức trên người như: Dây chuyền, đồng hồ, nhẫn,… để tránh các vấn đề nguy hiểm xảy ra cho những cầu thủ khác.

Thủ môn phải mặc trang phục khác màu với các cầu thủ trên sân để trọng tài dễ phân biệt hơn.

Điều 5: Bóng thi đấu

Theo quy định của Liên đoàn bóng đá Việt Nam đối với Luật bóng đá sân 7 người thì bóng thi đấu phải đạt chuẩn size 4 và đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Chu vi: Tối đa là 66cm và tối thiểu là 63,5cm

Trọng lượng: từ 350gr tới 390gr

Áp suất của bóng: 0,6 – 1,1 kg/cm2

Điều 6: Trọng tài

Trong mỗi trận đấu sẽ có 1 trọng tài chính có nhiệm vụ điều khiển trận đấu và 2 trợ lý trọng tài nhằm hỗ trợ trận đấu chất lượng hơn. Các công việc của trọng tài phụ như quan sát các tình huống phạm lỗi, ghi biên bản trận đấu, quản lý việc thay thế người và những tình huống diễn ra mà trọng tài chính không quan sát được.

Điều 7: Đá phạt biên và phạt trực tiếp

Đối với đá phạt biên:

Nếu đội nào đá bóng lăn ra ngoài hai đường biên dọc thì đội đối phương sẽ được hưởng một quả phạt biên.

Cầu thủ phải đứng ở ngoài vạch vôi trắng để ném biên. Nếu dẫm lên vạch và không giơ hai tay qua đầu và nhấc chân lên khi thực hiện ném biên thì sẽ phạm luật và còn bị trọng tài phạt ngược lại.

Trường hợp ném bóng thẳng vào khung thành đối thủ mà bóng không chạm bất cứ ai trên sân thì bàn thắng đó sẽ không được công nhận

Cầu thủ ném biên không được phép đụng vào bóng 2 lần trước khi bóng chạm chân vào bất kỳ cầu thủ nào.

Đối với phạt trực tiếp:

Nếu các cầu thủ phạm lỗi khi thi đấu hoặc để bóng chạm tay trọng tài thì đội đối thủ sẽ được hưởng một quả sút phạt trực tiếp từ đúng vị trí mà cầu thủ phạm lỗi (sút phạt penalty nếu cầu thủ phạm lỗi trong vòng cấm)

Các cầu thủ hàng rào của đội đối phương sẽ có khoảng cách tối thiểu 3m.

Điều 8: Phát bóng sống và bóng chết

phat-bong-song-va-bong-chet
Phát bóng sống và bóng chết

Tình huống bóng sống trên sân là khi thủ môn bắt được bóng. Lúc này, thủ môm có quyền cầm bóng lên ném hoặc sút. Nếu sút vào khung thành đối thủ thì vẫn được công nhận hợp lệ cho dù không đụng vào cầu thủ khác.

Tình huống bóng chết là khi bóng chạy lăn hết đường biên ngang ở hai phần sân. Lúc này thủ môn hay cầu thủ được phép đặt quả bóng ở bất cứ vị trí nào ở khu vực cấm địa. Đối phương phải đứng cách quả bóng khoảng 3m. Nếu bóng đi thẳng vào khung thành đối thủ mà không chạm vào bất cứ cầu thủ nào sẽ không được tính là hợp lệ.

Điều 9: Phạt góc

Nếu cầu thủ phá bóng hay đá bóng ra ngoài đường biên ngang ở phần sân của mình thì sẽ bị trọng tài phạt góc.

Sẽ bị xem là vi phạm luật bóng đá sân 7 người nếu như cầu thủ thực hiện sút phạt góc chạm vào bóng lần thứ 3 trước khi bóng bay chạm chân cầu thủ khác.

Điều 10: Luật việt vị

Đối với Luật bóng đá sân 7 người sẽ không áp dụng luật việt vị. Chính vì thế, các cầu thủ thoải mái di chuyển không bóng hoặc có thể chọn nơi có vị trí tốt mà không sợ bị trọng tài phạt việt vị.

Trên đây là Luật bóng đá sân 7 mới nhất từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam mà Cà Khịa TV cập nhật để giúp người hâm mộ bóng đá có thêm nhiều kiến thức bổ ích để trách mắc lỗi khi tham gia thi đấu.