Văn học dân gian là gì

Văn học dân gian là gì? Các thể loại văn học dân gian

Văn học dân gian là một thể loại nghệ thuật mà hầu hết mọi người đều biết đến, thế nhưng để hiểu rõ những đặc trưng, thể loại của văn học thì không phải ai cũng biết. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn văn học dân gian là gì, cùng backyardjungle.org theo dõi nhé.

I. Văn học dân gian là gì?

Văn học dân gian là những tác phẩm văn học do quần chúng nhân dân sáng tác

Văn học dân gian chính là từng tác phẩm truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác và được được hình thành và phát triển từ nhiều tầng lớp xã hội. Hiểu đơn giản thì đây là những tác phẩm được tập thể sáng tác. Chúng ra đời nhằm phục vụ những nhu cầu sinh hoạt khác nhau trong đời sống của người dân.

Đối với người Việt, văn học dân gian là nguồn sữa nuôi dưỡng biết bao tâm hồn của các thế hệ. Những tác phẩm văn học dân gian không chỉ thể hiện đời sống, tâm hồn của người dân mà còn chắp cánh cho những ước mơ, vườn hoa tình yêu tỏa hương. Văn học dân gian mang đến nhiều giá trị về nhân thức, giáo dục hay thẩm mỹ. Thông qua những tác phẩm văn học dân gian, chúng ta thêm yêu quý cuộc sống xung quanh hơn.

II. Những nét đặc trưng của văn học dân gian

Nét đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là tính tập thể, tình truyền miệng. Những đặc trưng này chi phối xuyên suốt quá trình lưu truyền các tác phẩm văn học, thể hiện sự gắn bó với đời sống cộng đồng.

1. Tính truyền miệng

Tính truyền miệng là đặc trưng riêng của văn học dân gian, đây là hình thức sáng tác và lưu truyền mọi tác phẩm dân gian. Ngay cả khi đã hiện văn viết thì văn học dân gian vẫn được lưu truyền theo hình thức truyền miệng.

Nguyên nhân hình thức đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian là gì? Có nhiều ý kiến cho rằng, thời kỳ văn học dân gian hình thành thì chữ viết chưa xuất hiện. Bên cạnh đó, nhiều người dân thất học nên phương tiện in ấn hầu như nằm trong tay giai cấp thống trị. Bởi vậy mà truyền miệng là phương thức duy nhất của người dân.

Cùng bởi tính truyền miệng nên mọi tác phẩm văn học dân gian đều ngắn gọn, dễ thuộc và có nhiều dị bản khác nhau.

2. Tính tập thể trong văn học dân gian là gì?

Các tác phẩm văn học dân gian được truyền miệng qua các thế hệ

Như đã chia sẻ, các tác phẩm văn học dân gian hầu hết là do người dân sáng tác tuy nhiên không phải mọi người dân đều là tác giả. Do đó, tính tập thể của văn học dân gian thể hiện trong quá trình sử dụng các tác phẩm đó. Trong quá trình này, tập thể quần chúng nhân dân cùng tham gia vào việc sáng tác.

Tinh tập thể của văn học dân gian có sự liên hệ chặt chẽ với một số đặc trưng khác như tính truyền miệng, tính vô dinh, tính dị bản…

3. Gắn với quần chúng

Văn học dân gian là sự nảy sinh và tồn tại như một phần của đời sống sinh hoạt người dân Việt Nam. Đây chính là môi trường sống và phát triển của các tác phẩm văn học dân gian.

Những tác phẩm văn học dân gian gắn liền với đời sống của người dân. Tương tự đó, những bài dân ca, các truyền thuyết đều gắn với tín ngưỡng, phong tục, lễ hội… Từ những đặc tính này mà văn học dân gian là loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong sinh hoạt của nhân dân.

III. Thể loại văn học dân gian

Như đã chia sẻ khi giải thích văn học dân gian là gì, hình thức nghệ thuật này bao gồm nhiều thể loại khác nhau. Mỗi thể loại đều có những đặc trưng riêng, cụ thể như sau:

  • Thần thoại: đây là những tác phẩm tự sự kể về các vị thần, với mục đích giải thích những hiện tượng tự nhiên, thể hiện sự sáng tạo văn hóa của con người xưa.
  • Sử thi: chính là những tác phẩm văn học dân gian sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây dựng các hình tượng hoành tráng, hào hùng để kể về các biến cố diễn ra trong đời sống của người dân.
  • Truyền thuyết: là thể loại văn học kể về nhân vật lịch sử, sự kiện theo xu hướng lý tưởng hóa nhằm thể hiện sự ngưỡng mộ của người dân đối với người có công với đất nước, cộng đồng cư dân. Ngoài ra cũng có nhiều tác phẩm truyền thuyết đề cao hoặc phê phán nhân vật lịch sử nào đó.
văn học dân gian là gì
Thể loại truyền thuyết thường kể những người có công với đất nước, dân tộc
  • Truyện cổ tích: đây là thể loại tự sự có kết cấu chặt chẽ, thông qua phương pháp ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến đời sống người dân. Từ đó đưa ra những triết lý về nhân sinh, bài học về cuộc sống.
  • Truyện cười: là thể loại tự sự dân gian ngắn thường có kết thúc bất ngờ kể về những điều trái với tự nhiên, sự việc xấu trong cuộc sống. Mục đích chính của thể loại truyện cười là phê phán, giải trí.
  • Tục ngữ: thường là những câu nói ngắn xúc tích, có nhịp điệu, được đúc kết từ những kinh nghiệm của người xưa. Thể loại tục ngữ thường được dùng trong giao tiếp hàng ngày.
  • Câu đố: chính là những câu nói có vần nhằm mô tả các sự vật bằng phương pháp ẩn dụ hoặc hình ảnh để người khác có thể tìm được câu trả lời. Mục đích của câu đố là rènluyện tư duy, cung cấp tri thức cho mọi người về đời sống.
  • Ca dao: là những tác phẩm thơ trữ tình thường được kết hợp với âm nhạc. Mục đích sáng tác của thể loại ca dao là diễn tả nội tâm của con người.
  • Vè: là những tác phẩm tự sự có lối kế mộc mạc, phần lớn là những sự kiện mang tính thời sự.
  • Truyện thơ: là những tác phẩm tự sự thể hiện bằng thơ nhằm phản ánh số phận, khát vọng của con người.
  • Chèo: đây là tác phẩm kịch có sự kết hợp giữa yếu tố trữ tình với trào lộng nhằm ca ngợi những tấm gương tốt, phê phán điều xấu trong xã hội.

IV. Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp văn học dân gian là gì và những đặc trưng của loại hình nghệ thuật này. Hãy theo dõi chuyên mục là gì của chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.