Mã nguồn mở là gì? Những lưu ý cần biết về mã nguồn mở

Mã nguồn mở là gì? Những lưu ý cần biết về mã nguồn mở

Chắc bạn không từng ít lần nghe đến “mã nguồn mở”, chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển công nghệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mã nguồn mở là gì và nhiều khi còn vô tình sử dụng mã nguồn mở mà không biết. Bài viết hôm nay sẽ giải thích rõ vấn đề trên và mang tới cho bạn những lưu ý cần biết về mã nguồn mở.

I. Mã nguồn mở là gì? Những ví dụ dễ hiểu về mã nguồn mở

1. Mã nguồn mở là gì?

Mã nguồn mở còn có tên tiếng Anh là Open source được hiểu đơn giản là các phần mềm mà code của chúng được công khai sử dụng. Do đó bất cứ ai cũng có thể dùng miễn phí, tải xuống, chỉnh sửa, tùy biến và đóng góp thêm vào cộng đồng chung của phần mềm đó.

Chẳng hạn như bạn đang dùng một phần mềm A có mã nguồn mở, bạn sử dụng và tạo ra một bộ code mới có tính năng vượt trội, bạn có thể chia sẻ chúng cho tất cả những người dùng phần mềm A, đó được gọi là cùng đóng góp chung.

Như vậy, mã nguồn mở được dùng thoải mái các chức năng không cần liên quan đến bên tạo ra mã nguồn đó.

Mã nguồn mở còn có tên tiếng Anh là Open source
Mã nguồn mở còn có tên tiếng Anh là Open source

2. Ví dụ về mã nguồn mở

Một số ngôn ngữ lập trình mở như: PHP, Java,… Bên cạnh đó cũng có những ngôn ngữ “mở một phần” như .NET. Ngôn ngữ này thực ra là nguồn mở nhưng người sử dụng phải trả tiền một cách gián tiếp thông qua cách mua hệ điều hành Windows, chứ không dùng được trên hệ điều hành MAC OS.

Bên cạnh một số ngôn ngữ lập trình Engine game mở thì cũng có một số ngôn ngữ không thuộc phần mềm mã nguồn mở như: Unity. Nếu bạn tạo ra 1 game bằng mã nguồn này, bạn được dùng thoải mái nhưng không được bán chúng. Vì khi bạn bán chúng. ngay lập tức bản quyền sẽ bị store link report, khiếu nại khiến cho link bị kéo xuống và bị khai tử game đó. Muốn thương mại hóa bạn phải mua bản quyền sử dụng từ bên sở hữu ngôn ngữ lập trình.

II. Những lợi ích của phần mềm mã nguồn mở

  • Phần mềm mã nguồn mở có một cộng đồng hỗ trợ lớn nên không bị phụ thuộc vào một công ty nào.
  • Phần mềm có thể được sao chép hoàn toàn miễn phí, bạn hoàn toàn an tâm khi chia sẻ một chương trình tuyệt vời với bạn bè.
  • Các hệ thống Open Source, nhất là các hệ thống dựa trên UNIX, thường linh hoạt đến khó tin nổi. Bởi vì chúng được xây dựng từ nhiều khối thống nhất và được miêu tả cặn kẽ, rất dễ để bạn thay thế nhiều phần của hệ thống với phần có giao diện tương tự.
  • Hầu hết các sản phẩm Open Source đều có khả năng bảo mật tuyệt vời, khi một vết nứt được tìm thấy, nó thường được trám nhanh hơn phần mềm có bản quyền.
  • Các định dạng file không hoàn toàn bị kiểm soát bởi một vài nhà cung cấp. Điều gì sẽ xảy ra khi dữ liệu nằm trong một phần mềm độc quyền? Việc sử dụng một định dạng file bí ẩn sẽ khiến bạn chỉ dùng chương trình của một công ty. Do yêu cầu công việc, bạn muốn sử dụng dữ liệu trên cho một ứng dụng khác nhưng ương trình bản quyền không cho phép ! Còn nếu như nhà cung cấp chấm dứt hổ trợ và ngưng việc nâng cấp sản phẩm, chắc chắn rằng dữ liệu của bạn sẽ phải vứt xó. Với phần mềm bản quyền, chỉ có duy nhất nhà cung cấp có thể giải quyết vấn đề của bạn. Nhưng với Open Source bạn có thể gặp hàng tá nhà cung cấp làm vừa lòng mình.
Phần mềm mã nguồn mở Có một cộng đồng hỗ trợ lớn, không bị phụ thuộc vào một công ty nào
Phần mềm mã nguồn mở có cộng đồng hỗ trợ lớn nên không phụ thuộc vào một công ty nào

III. Những ứng dụng mã nguồn mở phổ biến hiện nay

Mã nguồn mở không phải tên gọi của một phần mềm. Mã nguồn mở là thuật ngữ chỉ những phần mềm có khả năng cho người dùng sử dụng miễn phí. Chúng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển công nghệ hiện đại ngày nay. Đây là là công cụ kiếm tiền chính của các thương hiệu lớn như Microsoft hay Google, Red Hat,… Từ phần mềm mã nguồn mở có thể tạo ra các ứng dụng sau đây:

1. Hệ điều hành Linux

Thông thường, chúng ta chỉ thường nghe đến những cái tên của hệ điều hành như: Microsoft Windows, MAC OS. Tuy nhiên, đây không phải là hệ điều hành mở. Bằng chứng đơn giản là khi bạn muốn cài lại Win cho máy tính bạn thường phải trả chi phí bản quyền. Đôi khi, người dùng sẽ bị giới hạn bởi các nguyên tắc hoạt động của bản quyền này, gây ra những khó khăn nhất định.

Tuy nhiên, hệ điều hành Linux ra đời năm 1991 đã mang đến cho các lập trình viên nhiều sự lựa chọn hơn. Linux là một ứng dụng trên nền tảng mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là chúng hoàn toàn miễn phí và thoải mái sử dụng chúng trong cả mục đích thương mại mà không chi trả bất kỳ chi phí nào. Tất nhiên, người dùng cũng được sử dụng miễn phí toàn bộ các tính năng đặc biệt của hệ điều hành Linux.

Ví dụ như sử dụng OpenOffice thay cho ứng dụng Microsoft Office bao gồm các trình ứng dụng: soạn thảo văn bản (Writer tương tự Word), bảng tính ( Calc tương tự Exce),….

Hệ điều hành Linux
Hệ điều hành Linux

2. WordPress trong thiết kế website

WordPress là một phần mềm từ mã nguồn mở miễn phí vô cùng phổ biến với 25% số trang web sử dụng trên thế giới. WordPress cũng được lập trình bằng ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở PHP. Đôi khi, WordPress phổ biến không chì vì chúng miễn phí mà chúng còn có mục đích chính để quản lý nội dung (CMS) – một trong nững công cụ chính tạo ra website.

Nhờ được lập trình trên nền tảng mã nguồn mở nên WordPress mang đầy đủ tính chất của phần mềm mã nguồn mở như: dễ sử dụng, phục vụ cho đông đảo người dùng phổ thông, chỉnh sửa trực quan, bảo mật tốt và hoạt động linh hoạt, ổn định…

Nếu bạn không phải là lập trình viên chuyên nghiệp mà muốn tạo dựng một website cho riêng cá nhân/công ty mình sử dụng WordPress là một ý tưởng tuyệt vời. Ngoài việc miễn phí thì chúng còn là công cụ được hỗ trợ bởi hàng triệu lập trình viên tài giỏi. Điều này giúp bạn có thể tìm ra câu trả lời cho bất kỳ khúc mắc nào của mình trong quá trình lập trình website.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà WordPress lại chỉ dành cho những người ít ham hiểu về công nghệ. Thực tế cho thấy chúng được đóng góp bởi rất nhiều nhà lập trình trên thế giới. Họ đã nghiên cứu và sử dụng WordPress để tạo ra các website nổi tiếng như: CNN, BBC America, Variety,….

WordPress trong thiết kế website
WordPress trong thiết kế website

3. Các ngôn ngữ lập trình PHP, Java

Ngôn ngữ lập trình là thành phần không thể thiếu trong lĩnh vực lập trình. Sở dĩ lập trình viên không thể chỉ sử dụng duy nhất một ngôn ngữ vì mỗi ngôn ngữ chỉ cung cấp những tính năng nhất định. Để đa dạng hóa các chức năng đòi hỏi các lập trình viên phải biết sử dụng nhiều ngôn ngữ.

PHP và Java là những ngôn ngữ lập trình hoạt động trên nền tảng nguồn mở. Chúng đều có đặc điểm là được sử dụng miễn phí, không giới hạn chức năng, cấu trúc đơn giản và thư viện tài liệu tham khảo phong phú, cộng đồng hỗ trợ lớn mạnh. Đây là lý do khiến cho có đến 85% số trang web trên thế giới được lập trình trên ngôn ngữ này.

4. Phần mềm GIMP thay thế cho Adobe Photoshop

Photoshop là một phần mềm sử dụng mã nguồn đóng. Hàng năm, nhà cung cấp phần mềm Photoshop thu về hàng triệu USD chi phí bản quyền của mình. Nếu bạn là nhà thiết kế phần mềm, chức hẳn bạn đã từng biết đến ứng dụng GIMP khi mới vào nghề.

GIMP không có quá nhiều ưu điểm, không vượt trội hơn hẳn so với Photoshop. GIMP được sử dụng miễn phí và có chức năng tương tự CS3. Tuy nhiên, phần mềm này chỉ dành cho người mới bắt đầu khi không muốn tốn tiền mua Photoshop để sử dụng các chức năng cơ bản. Nếu bạn là một nhà thiết kế công nghệ mới vào nghề thì việc lựa chọn phần mềm GIMP miễn phí để sử dụng là một bước đi đúng đắn.

IV. Những hiểu lầm về mã nguồn mở

Phần lớn mọi người ngoài lập trình viên đều cho rằng, mã nguồn mở và đóng liên quan đến bảo mật, chức năng của mã nguồn đó. Tuy nhiên, đó là một trong những hiểu lầm lớn nhất mà bạn từng có.

  • Sử dụng phần mềm mã nguồn mở lập trình website sẽ bị hack

Đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm, bản thân phần mềm mã nguồn mở không có bất cứ vấn đề nào liên quan đến bảo mật.

  • Mã nguồn mở là lỗ hổng để hack website

Website bị hack không liên quan đến mã nguồn mở, website bị hổng bảo mật là do bộ phận Theme và Plugin.

  • Phần mềm mã nguồn mở không có tính bảo mật

Thực tế, mã nguồn mở có tính bảo mật rất cao, bằng chứng thực tế đó là hàng loạt các mã nguồn mở được dùng để điều hành phần lớn mạng Internet. Các công ty lớn như Google, Microsoft, IBM… là những đại diện lớn đang sử dụng mã nguồn mở để kinh doanh.

Do đó, sự an toàn bảo mật là ưu tiên hàng đầu đối với mã nguồn mở. Điều này đặc biệt quan trọng khi có nhiều người dùng cùng sử dụng, chia sẻ quyền truy cập máy chủ. Nếu không đảm bảo an toàn, các dữ liệu máy chủ sẽ bị đánh cắp nhanh chóng gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Thực tế cho thấy, các phầm mềm mã nguồn mở không hẳn có 100% độ an toàn. Tuy nhiên, chỉ có 1, 2 vụ tấn công quy mô lớn vào máy chủ được thực hiện. Nhưng ngay sau đó, các kịch bản bảo vệ dữ liệu được thực hiện ngay để ngăn chặn hacker, tránh tổn thất về tải sản.

Phần mềm mã nguồn mở không có tính bảo mật là một nhận định sai
Phần mềm mã nguồn mở không có tính bảo mật là một nhận định sai
  • Mã nguồn mở liên quan đến cấu trúc, kỹ thuật lập trình

Mã nguồn mở không liên quan đến cấu trúc hay kỹ thuật lập trình. Lấy ví dụ về kỹ thuật lập trình như sau:

Mã nguồn .NET hoạt động trên nguyên tắc mã hóa tất cả những file code của người dùng thành một tập lệnh DLL. Tập lệnh DLL này không cho phép bất kỳ phần mềm nào có thể dịch ngược lại được tập lệnh DLL, không ai có thể biết được bạn viết tệp lệnh đó như thế nào.

Tuy nhiên, việc có mã hóa được hay không không liên quan đến mã nguồn. Không phải mã nguồn đóng có thể mã hóa code để bảo mật còn mã nguồn mở sẽ không mã hóa được. Việc mã hóa tập lệnh để bảo mật liên quan đến cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của chính phần mềm đó, không liên quan đến mã nguồn.

  • Mã nguồn mở bị giới hạn chức năng

Mã nguồn mở không phải là một phần mềm được dùng một số chức năng miễn phí có sẵn. Chúng không giới hạn quyền truy cập, cho phép người dùng download thoải mái, dùng hết tất cả các chức năng mà không phải trả chi phí bản quyền.

Như vậy, tất cả các thông tin liên quan đến mã nguồn mở đã được Backyardjungle tổng hợp đầy đủ và chi tiết qua bài viết trên, hi vọng những thông tin này sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho người đọc.